Phòng ngừa nhiều bệnh tật nhờ uống nước Đủ, Đúng và Khoa Học.

Cơ thể ở trong bào thai 99% là nước, khi sinh ra còn 80%, người trưởng thành trung bình khoảng 70% và khi già đi thì lượng nước chỉ còn khoảng 50%. Ai cũng biết uống nước đủ là điều cần thiết đối với cơ thể, nhưng chưa đủ để chúng ta phòng ngừa những bệnh tật nếu chúng ta không biết cách uống nước như thế nào là đủ, đúng và khoa học.

Nước có mặt trong tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người, nên khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, mọi người thường nghĩ đến việc chuyền nước vào cơ thể. Mỗi ngày cơ thể chúng ta mất đi từ 1,5 đến 2 lít nước. Nên việc uống nước để bù vào lượng nước mất mỗi ngày là điều rất quan trọng.

Lợi ích của việc uống nước: 

  • Duy trì nhiệt độ cơ thể
  • Giúp chuyển hóa dinh dưỡng và oxi đến các tế bào
  • Cải thiện tuần hoàn máu và phòng chống sự đông cục ở tim, não.
  • Nước giúp đào thải độc tố qua da, đường tiểu tiện, hơi thở, lòng bàn chân,…
  • Làm giảm oxi hóa trong cơ thể
  • Chống viêm sưng, là chất nhờn khớp cử động trơn tru
  • Cần thiết cho sự sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, hooc môn cần thiết và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.
  • Điện giải cho cơ thể 

Thế nào là uống đủ, đúng và khoa học?

Người trưởng thành có người có trọng lượng 40kg, có người 80kg. Vậy bao nhiêu là đủ cho từng người?

Lượng nước cần uống của chúng ta phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. Theo các nguyên cứu khoa học thì trung bình trọng lượng cơ thể từ 20 đến 25kg, chúng ta cần uống 1 lít nước/ ngày. Trọng lượng cơ thể 50kg thì uống 2 lít nước/ ngày. Bất kể thời tiết nào dù nắng hay mưa chúng ta cần phải cung cấp đủ lượng nước trên cho cơ thể cho đến 8 giờ tối. Khi càng vận động nhiều thì càng tăng cường lượng nước cho cơ thể.

Thế nào là uống nước đúng và khoa học?

Nếu chúng ta mãi bận làm việc và quên mất việc uống nước, và sau đó rót thật nhiều nước để uống bù cho lượng nước thiếu là được? Việc này sẽ dẫn đến thận không làm việc kịp và gây áp lực cho bàng quang.

Nên tạo thói quen từ 10 đến 15p, chúng ta nên uống thành những ngụm nước nhỏ. Việc này giúp duy trì lượng nước trong cơ thể. Có thể sử dụng app Drink Water để nhắc nhở việc uống đủ lượng nước theo trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian bao lâu.

Ly nước Âm Dương (300 ml)

Ly nước âm dương là ly nước nửa nóng, nửa lạnh, vô cùng quan trọng sau khi chúng ta thức dậy giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Nên uống sau khi ngậm dầu dừa để kích hoạt hệ bạch huyết.

1 ly nước trước khi đi ngủ

Mình cần 1 ly nước này để cơ thể đủ nước trong thời gian chúng ta ngủ.

Những trường hợp cần uống thêm nước:
Người lao động nhiều, vận động nhiều
Phụ nữ mang thai
Bị cảm, sốt, ho
uống nước đúng cách
uống nước đúng cách

Mọi người thường hay uống nước đá trong các loại thức uống, nhưng đây lại là một thói quen vô cùng tai hại. Trong Đông y có câu: “Máu gặp nhiệt thì lưu thông, máu gặp hàn thì ngưng tụ”. Vì nhiệt độ cơ thể chúng ta duy trì ở 37 độ, nên nước lạnh đi đến đâu thì vùng đó sẽ co lại, làm tiêu hao năng lượng, lâu dần gây tắc nghẽn máu. Đặc biệt phụ nữ, bàng quang và cổ tử cung gần nhau, khi gặp hàn nhiều như vậy sẽ rối gây kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Tốt nhất chúng ta nên tập thói quen uống nước ấm.

Tác hại của việc không uống nước đủ:

  • Bị táo bón, ảnh hưởng tiêu hóa và gây ra những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Da khô, sần sùi, dễ gây mụn đặc biệt đối với phụ nữ.
  • Hơi thở có mùi gây khó chịu
  • Máu không tuần hoàn, dễ bị ho khan,…
  • Nước không đủ để đào thải chất độc trong cơ thể qua đường tiết niệu, gây ra sạn thận
  • Nhiệt độ cơ thể cao, niêm mạc khô, chảy máu cam.
  • Thiếu nước trong thời gian dài dẫn đến đặc máu, dẫn đến các bệnh về tim, tuần hoàn máu kém.

Làm sao để biết  mình uống đủ nước?

Quan sát nước tiểu là cách nhanh nhất để nhận biết được tình trạng nước của cơ thể mình. Nếu nước tiểu trong, cơ thể được thải độc thường xuyên nhờ đủ nước. Nếu nước tiểu sậm màu là tình trạng đang thiếu nước. Nếu có màu sậm kèm mùi khó chịu nghĩa là đang thiếu nước trầm trọng và cơ thể nhiều độc tố cần phải thanh lọc ngay.

Nên
  • Uống nước sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Uống nước trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút
  • Uống nước ép rau, củ, quả
  • Uống nước ngay cả khi không khát
Không nên
  • Uống nhiều nước trong khi ăn
  • Khi nào khát mới uống nước
  • Uống ừng ực từng ngụm lớn
  • Uống nước ngọt có ga, nước đ

Nên uống những loại nước nào?

1/ Nước khoáng

Nguồn nước: Từ những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường.

Công nghệ sản xuất: Đóng chai tại nguồn, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của nước mà chỉ qua kỹ thuật đảm bảo vô trùng.

Thành phần: Hàm lượng khoáng tương đối ổn định, cung cấp nước và nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh, làm đẹp. Hàm lượng khoáng: >1000mg là nước khoáng trị bệnh, chỉ dùng theo chỉ thị của bác sĩ.

2. Nước tinh khiết

Nguồn nước: Khai thác nguồn nước thủy cục.

Công nghệ sản xuất: Nước sau khi khai thác được đưa vào lọc bằng công nghệ RO (Một trong những công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay) ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế, kết hợp màng lọc siêu nhỏ giúp nước tinh khiết tới 99%, sạch cặn bẩn, tiệt trùng.

Thành phần: Nước tinh khiết là loại nước chỉ chứa hai thành phần là Oxy và Hydro, gần như không có thành phần vi khoáng.

3. Nước ion kiềm

Nguồn nước: Nước Ion kiềm (còn gọi là nước kiềm, nước Pi, nước Hydro, nước Hydrogen, nước Hoàn Nguyên) được tạo ra từ máy lọc nước điện giải.

Công nghệ sản xuất: Tinh lọc nước để tiệt trùng nhưng vẫn giữ tính tự nhiên của nước. Sau đó nước được đem đi điện phân thành các ion H+, OH- (tạo kiềm tự nhiên)

Thành phần: Hàm lượng khoáng ổn định, giàu Hydrogen, pH = 8.5-9.5 rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Trở về chính mình

Bình luận

Để lại bình luận

Bầu Trời Bên Trong
Logo
Enable registration in settings - general