Khái niệm luân xa
Trước đây, những khái niệm luân xa thường rất mơ hồ. Chính sự mơ hồ này đã tạo nên những ý kiến trái chiều rằng: “Có thực sự tồn tại Luân xa?”. Thật ra Luân xa không phải thứ quá đỗi huyền bí mà thực sự tồn tại trong cơ thể và khá dễ hình dung vì Luân xa chính là khoa học.
Có hai khái niệm quan trọng thường xuyên liên hệ trực tiếp với khái niệm Luân xa, đó là Khí và Ngũ Căn.
Trước hết, ta nói về Khí. Mẹ thiên nhiên vạn vật và con người từ 5 yếu tố đất, nước, lửa, khí và không gian. Trong đó, Khí đóng một vai trò hết sức quan trọng.

5 yếu tố tạo nên vạn vật
- Đất: là khái niệm hình tượng hóa tất cả các chất có tính cứng rắn, chắc chắn trong cấu tạo của chúng ta. Yếu tố về Đất thể hiện qua các bộ phận của cơ thể như khớp xương, cột sống, móng, mô.
- Nước: Nước linh hoạt, mềm mại, len lỏi, lan toả, chuyển động nhưng đầy sức mạnh mãnh liệt. Nước hoà tan và hiện diện trong cơ thể là mạch máu – bạch huyết – chiếm trong cơ thể tế bào 70%, mạch máu 90%, mô não 80%.

- Lửa: Là quá trình chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa vật chất, quá trình sống, hay nói nôm na đây là quá trình ĐỐT để chuyển hóa vật chất. Trong khoa học hiện đại thì đây chính là phản ứng Oxi hóa khử, phản ứng này tỏa nhiệt nên giúp cho cơ thể ta luôn ấm áp.
- Khí: là nguồn năng lượng sống vô cùng quan trọng. Khí là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mà tất cả các tế bào cần để tiến hành phản ứng Đốt kia.

Nhìn trở lại, ta thấy, Khí chính là nguồn nguyên liệu chính của “phản ứng sống”, khi không có khí (tức là khi ta ngừng thở) thì tế bào dừng hoạt động, nghĩa là chết.
Khái quát hóa, ta có thể nhận thức được rằng: KHÍ LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SỐNG QUAN TRỌNG NHẤT CHO CƠ THỂ CHÚNG TA.
- Không gian: Công cụ vận chuyển Khí trong cơ thể là tế bào Hồng cầu trong máu, vì vậy trong y học phương Đông thì Khí và Huyết thường được ghép chung với nhau gọi là Khí huyết. Chúng vận hành, di chuyển trong các mao mạch lớn nhỏ theo sự chỉ dẫn của Thần kinh trung ương để dẫn “Nguồn sống” (tức là Khí) tới mọi ngóc ngách trong cơ thể chúng ta.

Thông thường, trong sự điều hành của Thần kinh trung ương, quá trình dẫn lưu khí là một hệ thống tự động và tự nhiên. Chúng thuộc hệ Thần kinh Thực vật gồm hệ Thần kinh Giao cảm (phản xạ) và hệ Thần kinh Đối giao cảm (phục hồi). Dù không có sự tác động nào thì hệ thống này vẫn vận dụng trơn tru nhuần nhuyễn nhờ tín hiệu điều khiển của não bộ luôn truyền qua hệ thống dây thần kinh một cách đều đặn, chính xác.
Nếu khí tắc thì hệ thần kinh chúng ta cũng bị nghẽn mạch. Từ đó sinh ra những vấn đề về sức khỏe bệnh tật và tính cách chúng ta cũng có sự thay đổi.
Theo Đông y, hệ thống thần kinh sẽ gồm: kinh, lạc, mạch, huyệt. Hệ thống dây thần kinh này được gọi là các Kinh mạch. Trên hệ Kinh mạch lại có các trung tâm trung chuyển tín hiệu thần kinh, các trung tâm này có chức năng thu, phát và xử lý các tín hiệu điều khiển và cân bằng Cơ thể – Tâm trí – Tinh thần
Ngủ căn
NGŨ CĂN ấy bao gồm:
- Tín căn (Tín là lòng tin)
- Tấn Căn (Tấn là sự cố gắng)
- Niệm Căn (Niệm là chú tâm,là suy nghĩ, ghi nhớ)
- Định Căn (Định là sự trầm tĩnh, vững vàng, không lay động)
- Tuệ Căn (Tuệ là sự sáng suốt, nhận thức mà ta có được)
Ngũ căn là các trạng thái của Tư duy và thuộc về Ý Thức. Tín là lòng tin, Tấn là sự cố gắng, Niệm là chú tâm, là suy nghĩ, là ghi nhớ, Định là sự trầm tĩnh, vững vàng, không lay động, và Tuệ chính là sự sáng suốt, nhận thức mà ta có được.
Khi Ngũ căn được rèn luyện sẽ mang đến cho Tư duy, Ý thức của ta Ngũ lực tương ứng, ngũ lực càng cao thì khả năng làm chủ được mình càng lớn, khi ấy việc vận hành các Luân xa thực hiện tốt được.
Vậy có thể thấy mối liên kết rõ ràng: Ý thức (tâm trí) là chủ các Luân xa, các Luân xa điều khiển năng lượng sống (Khí) cho chúng ta. Định căn là sự trầm tĩnh tương quan từ Luân xa 1, 2. Tấn căn là sự cố gắng tương quan từ Luân xa 3. Tín căn là lòng tin tương quan từ Luân xa 4. Niệm căn là chú tâm niệm định là tương quan Luân xa 5. Tuệ căn là giác ngộ là tương quan Luân xa 6
Tính khoa học của 7 luân xa
Cột sống người giúp chống đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương khác lại với nhau, giúp cho sự vận động của con người trở nên đa dạng, linh hoạt. Trong tiếng Phạn, ống tủy sống có tên Sushumna. Bên cạnh ống tủy sống này sẽ có 2 đường kinh dẫn là IDA và PINGALA. Đây chính là hai dây chuyền hạch giao cảm chạy dài trên cột sống để dẫn xung động đến hệ thần kinh thực vật.
Ida – kênh năng lượng bên trái cột sống. Kênh này mang nguồn năng lượng âm (tính nữ) là liên kết đại diện cho sự rung động của mặt trăng (cảm xúc )
Pingala – kênh năng lượng bên phải cột sống. Kênh này liên kết với rung động của mặt trời (trí tuệ) là năng lượng dương mang tính nam.

Các kênh năng lượng Ida, Pingala và Sushumna luân phiên tuôn chảy trong cơ thể. Dòng chảy này hoạt động vào bất kỳ thời điểm nào và được đo bằng cách nhận thức dòng chảy (KHÍ) của hơi thở trong mũi. Khi mũi trái có luồng KHÍ lớn hơn, thì Ida chiếm ưu thế. Khi dòng chảy KHÍ lớn hơn trong mũi phải, thì Pingala là chủ yếu. Nếu lưu lượng bằng nhau, thì Sushumna là chủ yếu.
Hai kênh năng lượng này giao thoa với nhau trên cột sống và các điểm giao này chính là Luân xa. Bảy điểm giao nhau này hình thành nên 7 điểm Luân xa. 7 Luân xa này chính là 7 trung tâm lực (7 đám rối). 7 đám rối thần kinh này sẽ điều khiển các cơ quan, bộ phận lục phủ ngũ tạng của chúng ta.

Ngoài ra, theo góc nhìn Y học phương Đông, các trung tâm lực hay còn gọi là đám rối thần kinh chính là các Huyệt đạo của Kinh Mạch trong cơ thể. Bộ não sử dụng các Kinh Mạch và Huyệt Đạo này để điều khiển và duy trì sự sống cho chúng ta.
Trong cơ thể mỗi người có 2 đại mạch Nhâm – Đốc, 12 đường Kinh Lạc (bó dây thần kinh chính), 108 Đại và Trung huyệt, 257 Tiểu huyệt (tổng cộng là 365 huyệt đạo). Trong đó có 36 yếu huyệt và 7 tử huyệt.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã chứng minh cơ thể tạo ra năng lượng từ tâm trí – trí tuệ – tâm thức. Những nguồn năng lượng này liên quan mật thiết đến cơ thể và đặc biệt là cột sống. Bởi vì đây là dòng chảy năng lượng nằm dọc theo cột sống.
Trong cơ thể, dòng chảy năng lượng sẽ nuôi dưỡng cho cột sống và tất cả tế bào – đó chính là sự sống. Giao thoa giữa 2 năng lượng Âm và Dương chính là những điểm luân xa từ trên đỉnh đầu đến xuống dưới điểm cùng. Các điểm luân xa này có những màu sắc đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm và tím tương ứng
7 Luân xa trên cơ thể
Đầu tiên, luân xa gốc đó chính là luân xa 1. Luân xa 1 – luân xa sức mạnh có vị trí ở giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Đây là luân xa sức mạnh mang màu ánh sáng màu đỏ và chỉ huy ở bộ phận đám rối thần kinh xương. Luân xa này tương đương với năng lượng 392 Hz – nốt Đô.

Luân xa 2 ở vị trí giữa bộ phận rốn và bộ phận sinh dục. Luân xa này có ánh sáng xoay vòng xung quanh điểm giao thoa đó là ánh sáng màu cam. Đám rối tương quan với y khoa là đám rối thần kinh hạ vị. Mức năng lượng ở luân xa này mang tần số 417 Hz – nốt Rê. Luân xa này còn được gọi là luân xa về sinh lực và liên quan đến các bộ phận về sinh sản, xương chậu, tuyến nội tiết.

Tiếp đến là luân xa 3 – luân xa quyền lực có ánh sáng màu vàng xoay quanh. Nằm ở vị trí ngay rốn và làm chủ đám rối thần kinh mặt trời. Luân xa tương đương với tần số năng lượng 528Hz – nốt Mi. Luân xa này có liên quan đến hệ tiêu hóa của chúng ta.

Luân xa 4 là luân xa nằm ngay ở giữa tim. Luân xa này làm chủ và chỉ huy đám rối thần kinh tim mang năng lượng tần số sóng rung là 626 Hz – nốt Fa. Luân xa tim này còn được biết đến là luân xa cảm xúc. Luân xa này có ánh sáng xoay vòng xung quanh điểm giao thoa đó là ánh sáng màu xanh

Luân xa 5 là luân xa ở vùng cổ họng và còn được gọi là luân xa kết nối. Luân xa này làm chủ đám rối thần cổ. Mức tần số năng lượng ở đây là 741 Hz – nốt Sol và mang ánh sáng màu lam.

Kế đến là luân xa 6 – luân xa trí tuệ nằm ngay ở giữa trán và mang màu ánh sáng chàm. Luân xa này phụ trách các yếu tố về não bộ, có tần số rung động là 852 Hz – nốt La. Với vị trí này luân xa 6 vẫn thường được gọi là còn mắt thứ 3, tượng trưng cho sự nhạy cảm, trực giác và giác quan thứ 6.

Cuối cùng là luân xa 7, nằm ở vị trí cao nhất, ở trên đỉnh đầu. Luân xa này có ánh sáng màu tím, tuy nhiên đối với trường hợp có năng lượng cao về kết nối tâm linh và thiền định thì luân xa này sẽ mang ánh sáng màu trắng. Đây là vị trí vỏ não và có tần số năng lượng rất cao ở nốt Si – 963 Hz. Chính vì vậy luân xa này còn được biết đến là luân xa khai sáng.

Từ vùng luân xa 1 đến luân xa 3 đại diện cho phần cơ thể. Từ vùng luân xa tim đến cổ (luân xa 4 đến luân xa 5) sẽ đại diện cho phần tâm trí. Còn luân xa 6 và luân xa 7 là đại diện cho phần tinh thần, phần hồn của cơ thể chúng ta.
Những yếu tố tương quan về cân bằng năng lượng
Các Luân Xa cân bằng sẽ mang đến sức khỏe toàn diện, hài hoà về thể chất lẫn tinh thần và tâm trí. Điều này sẽ làm cho năng lượng sinh học trong cơ thể xung động, lưu chuyển, thu nhận nguồn năng lượng vũ trụ vô tận bên ngoài. Và bản chất của năng lượng sinh học là sóng, xung, màu sắc, vật chất, thông tin,….Những yếu tố tương quan Y học là để hỗ trợ cân bằng Luân Xa.
Vì vậy, chúng ta có thể dùng 1 trong 6 mối tương quan để điều chỉnh Luân Xa trở nên cân bằng.
- Sóng: yoga, thiền định, Reiki, cảm xạ học
- Năng lượng sinh học
- Xung: châm cứu, bấm huyệt, dùng đèn hồng ngoại, tia laser
- Màu sắc: ánh sáng màu
- Thông tin: niệm định, kinh (niệm là chú tâm, suy nghĩ, ghi nhớ – định: trầm tĩnh, vững vàng không lay động/ tụng niệm)
- Vật chất: khoáng sản quý, đá/cây, tinh dầu/nến Luân Xa
