Thiền tâm trí – INNERSPACE
Thiền là gì?
Nhiều người nghĩ rằng thiền chỉ dành cho các bậc tu sĩ nơi thâm sơn cùng cốc ở phương Đông. Một số người lại xem thiền như là một trường phái giống với trào lưu….’mediation’ (thiền định) bắt nguồn từ chữ Latin ‘mederi’, nghĩa là ‘chữa lành’.
Như vậy, thiền có thể được xem là một quá trình chữa trị về mặt tinh thần, cảm xúc cùng những lợi ích đã được chứng minh đối với sức khỏe thể chất…..

Một trong những cách hiểu đơn giản nhất về thiền đó là sử dụng tâm trí một cách đúng đắn. Mục đích của thiền không phải là ngưng suy nghĩ, mà là giành lại quyền làm chủ đối với các hoạt động tư duy và tạo ra những suy nghĩ có chất lượng nhất.
Theo thời gian, cùng với việc thường xuyên luyện tập, ta sẽ có thể làm chậm dòng suy nghĩ “lưu thông” trong tâm trí (do những suy nghĩ tiêu cực và vô ích đã được hạn chế đáng kể) và đi vào không gian nội tâm, nơi ngự trị của sự tĩnh lặng tuyệt đối (vì suy nghĩ như hòa vào không gian tĩnh tại này).
Tuy nhiên, vào lúc đầu, đừng đặt nặng chuyện phải đạt được mục tiêu này ngay; bởi vì chúng ta đã quá quen với lối tư duy nhanh chóng nên việc cố gắng chấm dứt suy nghĩ chẳng khác nào đột ngột hãm phanh chiếc xe đang lao nhanh. Ta chỉ cần kiên nhẫn, tự dành ra thời gian và không gian riêng cho bản thân để tìm lại nhịp độ nội tại tự nhiên của mình….
….Từ đây, sự khai sáng và chuyển hóa bản thân bắt đầu diễn ra.
…. Chúng ta quên mất bài học về trách nhiệm bản thân – chính ta mới là người tạo ra căng thẳng, khổ đau cho mình qua cách ta nhận thức và ứng đáp trước con người, cũng như trước ngoại cảnh.
Lợi ích của thiền tâm trí
ĐẾN VỚI THIỀN TÂM TRÍ – INNERSPACE
Chúng ta sẽ có cơ hội tập cho mình lối suy nghĩ mạnh mẽ, tích cực. SUY NGHĨ này gồm có:
- Những suy nghĩ liên hệ tới chân lý, mang lại sự vững vàng, hạnh phúc, thỏa nguyện cho bản thân và lan tỏa sóng năng lượng tích cực ra xung quanh;
- Những suy nghĩ có chất lượng, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống đang diễn ra;
- Những suy nghĩ cho phép ta sử dụng năng lượng tinh thần sao cho tiết kiệm, hiệu quả;
- Những suy nghĩ giúp ta chủ động lựa chọn cách ứng phó ngoại cảnh, không còn bị cảm xúc căng thẳng “giật dây” nữa.
Mọi suy nghĩ, cảm xúc bất an đều từ ý thức mà ra; do vậy mọi trạng thái tiêu cực đều không tự nhiên và là dấu hiệu cho biết ý thức đang bị “chệch hướng”.
Thiền định sẽ giúp đưa ý thức trở về trạng thái tự nhiên qua quá trình củng cố nhận thức về bản thân, biết mình thật sự là ai và khai mở nguồn bình an, yêu thương, sức mạnh… trong nội tâm.
Chúng ta thường dành phần lớn cuộc đời mình để chú tâm quá mức đến con người và mọi sự xung quanh. Kết quả là chúng ta đã sử dụng phung phí năng lượng của mình mà không hề hay biết.

Thiền định là nghệ thuật củng cố nhận thức nội tâm, giúp ta sử dụng nguồn năng lượng – tinh thần, cảm xúc và thể chất – của mình một cách hiệu quả, không ngừng gia tăng nội lực thay vì làm cạn kiệt chúng. Trên nhiều phương diện, thiền đơn giản là nghệ thuật tự nhận thức bản thân…..
Qua thiền định, bên cạnh việc nhận thức rõ về bản thân và trải nghiệm bình an nội tâm nhiều hơn, chúng ta cũng bắt đầu tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Quả thật, thiền định Inner Space không chỉ là cách giữ tinh thần thư thái, giúp khám phá nội tâm sâu sắc, mà việc kết hợp giữa phần lý thuyết và bài tập thực hành sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho nỗi trăn trở muôn thở xoay quanh chủ đề về mục đích sống, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc đời.
Trong khi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi ‘Tôi là ai? Tôi đang ở đâu? Vì sao tôi hiện hữu trên cuộc đời này? Tôi từ đâu đến? Tôi đang đi về đâu?”, chúng ta sẽ có cơ may lĩnh hội được nhiều nhận thức sâu sắc, mới mẻ…..
Bạn không chủ ý tìm kiếm câu trả lời vào lúc ấy, nhưng tâm trí bạn cứ vẫn tiếp tục tìm kiếm.
Vì vậy, thiền còn là chìa khóa để mở ra kho tàng bí ẩn trong tiềm thức, dẫn bạn vào trái tim nội tâm – trái tim của ý thức – nơi cất giữ sự thông tuệ trong trạng thái vẹn nguyên.
Trái tim nội tâm sẽ trực tiếp mách bảo cho bạn nhiều điều hữu ích, có thể vào thời điểm không thích hợp lắm.
Nhưng khi ít rối trí nhất, bạn có thể “nghe” được tiếng nói của nó – một trong những tiếng nói ấy chính là trực giác.
Phần lớn bệnh tật thể chất đều có nguồn gốc từ bệnh tinh thần mà ra, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Từ bước thực hành cơ bản nhất, thiền đảm bảo cho tâm trí chỉ tạo ra những suy nghĩ thư thái, điềm tĩnh, bình an và tích cực.
Tuy nhiên, làm vậy không có nghĩa là ta lẩn tránh những thử thách của cuộc sống, vốn không phải lúc nào cũng bình an, tích cực; mà thiền giúp ta học cách loại bỏ mọi ý nghĩ tiêu cực, rối rắm và phục hồi môi trường tinh thần tích cực, bất kể hoàn cảnh bên ngoài diễn biến ra sao.
Đây là cơ sở tăng cường khả năng làm chủ bản thân và quý trọng bản thân, tạo nền tảng vững chắc cho lòng tự tin và thái độ quả quyết, mạnh mẽ trong các mối quan hệ….
Bước đầu tiên của thiền là thả lỏng cơ thể và thư giãn tâm trí, không để cho chúng bị cuốn vào bất cứ điều khác. Khi ta phân biệt rạch ròi giữa phần tinh thần và phần thể chất, ta sẽ nhận thấy có hai loại năng lượng khác nhau: năng lượng vật chất và năng lượng phi vật chất.
Cơ thể được cấu tạo từ năm yếu tố vật chất hữu hình, trong khi tâm trí thì thuộc dạng năng lượng phi vật chất, tạo ra suy nghĩ, cảm xúc và thái độ – vô hình, không thể sờ chạm….
Cùng làm quen với Thiền
Mục đích của bài học đầu tiên này chỉ dừng ở mức thiết lập lại mối quan hệ đúng đắn giữa cơ thể và tâm trí.
Khi ngồi thiền, hãy chọn nơi yên tĩnh nhất nếu có thể, tốt nhất là căn phòng ít khi dùng đến, không thì bạn cũng có thể ngồi ở nơi có bày trí những đồ vật quen thuộc để không làm phân tán tư tưởng. Nếu được, hãy dành riêng nơi ấy là không gian thiền.
Ban đầu chỉ cần dành 10 – 15 phút, từ từ thời gian thiền sẽ dài hơn theo trải nghiệm của bạn.
Ánh sáng mờ và nhạc êm dịu sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn.

Các bước thư giãn chuẩn bị cho thiền
- Chọn một nơi thoáng mát và ngồi với tư thế thoải mái.
- Nhắm mắt lại từ một đến hai phút để cơ thể được thả lỏng và tâm trí trở nên lắng dịu. Hít thở đều, chú ý đến từng phần trên cơ thể bạn. Mỗi khi bạn chú ý đến phần nào đó trên cơ thể, để cho phần đó được thả lỏng, thư giãn.
- Sau khi cảm thấy thư giãn hoàn toàn, bạn hãy tập trung chú ý vào phía trước vầng trán.
- Nếu có cảm xúc hay suy nghĩ khác xen vào, bạn cứ để chúng đến rồi đi. Luôn luôn tự nhắc mình nghĩ đến sự bình yên.
- Khẳng định sự tĩnh tại và bình yên trong bạn bằng ý nghĩ “Tôi bình yên”.
- Cảm nhận ý nghĩ này trong vài phút, rồi hướng tâm trí trở lại nơi bạn đang ngồi.
Bài tập thư giãn này dễ thực hành, thích hợp cho những lúc bận rộn. Bạn chỉ cần thực hiện từ 3 – 10 phút ở bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào, chỉ trừ khi lái xe!
Lưu ý : bạn đang dùng tâm trí để thả lỏng cơ thể. Sau khi cơ thể được thư giãn, tâm trí sẽ tập trung tốt hơn và không còn những suy nghĩ miên man nữa.
Kỹ thuật này càng tập càng dễ thực hiện. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ không cần hướng sự chú ý thả lỏng cho từng phần trên cơ thể, mà có thể đi vào trạng thái thư giãn ngay lập tức chỉ bằng một suy nghĩ.
Trích từ ‘Dưới ánh sáng của thiền’ – Tác giả: Mike George
Cùng thực hành Thiền đơn giản với cô Phúc Tâm
Hưỡng dẫn Thiền hơi thở